Kính hiển vi quang học là gì – Cách sử dụng như thế nào

Kính hiển vi quang học là gì ?

Trong các phòng thí nghiệm, kính hiển vi được sử dụng rất phổ biến. Hiện nay, có khá nhiều loại kính hiển vi được sản xuất, phục vụ cho từng mục đích làm việc cụ thể. Và một trong số đó là kính hiển vi quang học. Kính hiển vi quang học là một loại kính hiển vi đơn giản, lâu đời và phổ biến nhất hiện nay. Loại kính hiển vi này sử dụng ánh sáng khả kiến để quan sát, hình ảnh các vật thể nhỏ sẽ được phóng đại nhờ một hệ thống các thấu kính thủy tinh.

Với loại kính hiển vi quang học cũ, người dùng sẽ phải quan sát hình ảnh trực tiếp bằng mắt thường qua thị kính, còn với kính hiển vi quang học ngày nay, các nhà sản xuất đã gắn thêm các CCD camera hoặc các phim ảnh quang học để chụp ảnh.

kinh-hien-vi
                                                                                                   Kính hiển vi quang học

Cấu tạo kính hiển vi quang học:

– Thị kính: Thường là một hoặc hai thấu kính thủy tinh được lắp trong một ống trụ có thể thay đổi dễ dàng. Thị kính cho phép tạo ra hình ảnh cuối cùng của vật qua hệ quang học với độ phóng đại khá nhỏ, khoảng dưới 10x.

– Vật kính: Đây là bộ phận quan trọng nhất của hệ tạo ảnh vì nó tạo nên độ phóng đại. Vật kính bao gồm một hoặc nhiều thấu kính có tiêu cự ngắn, giúp quan sát vật tốt hơn. Nhờ có giá điều chỉnh, người sử dụng có thể thay đổi trị số phóng đại bằng cách xoay vật kính. Độ phóng đại của vật kính thường là 4x, 5x, 10x, 20x, 40x,… Với vật kính có độ phóng đại 100x, khi sử dụng cần phải thêm dầu soi kính hiển vi để tăng độ phân giải của hệ thống.

– Hệ thống chiếu sáng bao gồm:

+ Nguồn sáng: Có thể là gương hoặc đèn.

+ Màn chắn: Được đặt vào trong tụ quang với công dụng là điều chỉnh lượng ánh sáng đi qua tụ quang.

+ Tụ quang: Được sử dụng để tập các tia sáng và hướng luồng ánh sáng vào tiêu bản cần quan sát. Tụ quang được đặt giữa gương và bàn để tiêu bản. Độ sáng được điều chỉnh bằng cách di chuyển tụ quang lên xuống.

– Núm điều chỉnh sơ cấp và thứ cấp: Được sử dụng để điều chỉnh độ cao của mẫu vật với mục đích lấy nét trong quá trình tạo ảnh.

+ Núm chỉnh tinh (ốc vi cấp)

+ Núm chỉnh thô (ốc vĩ cấp).

+ Núm điều chỉnh tụ quang lên xuống.

+ Núm điều chỉnh độ tập trung ánh sáng của tụ quang.

+ Núm điều chỉnh màn chắn sáng (độ sáng).

+ Núm di chuyển bàn sa trượt (trước, sau, trái, phải).

– Giá đặt mẫu vật.

– Các thấu kính hội tụ và hệ thống khẩu độ: Công dụng là hội tụ và tạo ra chùm sáng song song chiếu qua vật mẫu.

– Vi chỉnh: Dùng để di chuyển mẫu vật theo chiều ngang, giúp người dùng có thể quan sát các phần khác nhau của mẫu vật theo ý muốn.

Cách sử dụng kính hiển vi quang

– Đặt mẫu vật lên bàn để tiêu bản, sau đó dùng kẹp để cố định tiêu bản. Tùy vào mẫu quan sát cũng như mục đích soi mẫu mà chọn loại vật kính phù hợp. Với vật kính 100x thì nhỏ 1 giọt dầu soi để soi chìm trên phiến kính.

– Điều chỉnh tụ quang, cụ thể như sau: Với vật kính 10x thì hạ tụ quang đến tận cùng, còn với vật kính 40x thì để ở đoạn giữa. Sau đó điều chỉnh cỡ màn chắn sao cho phù hợp với vật kính.

– Hạ vật kính sát vào mắt nhìn tiêu bản. Mắt nhìn vào thị kính còn tay vặn ốc vĩ cấp để đưa vật kính lên trên cho đến khi nhìn thấy hình ảnh mờ của vi trường thì điều chỉnh ốc vi cấp để hình ảnh được rõ nét.

– Sửa chữa, quan sát,…mẫu vật và ghi chú lại nếu cần thiết
– Sau khi sử dụng kính hiển vi quang học xong thì ngắt nguồn điện và vệ sinh kính.

Nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng liên hệ chúng tôi được tư vấn và đặt hàng.
Email: sale2@h2tech.com.vn
SĐT: 0936 459 394 

 

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
2 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

is tadalafil and cialis the same thing?

Kính hiển vi quang học là gì – 1 số cách sử dụng như thế nào

0934 075 459

2
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x