Máy lắc phòng thí nghiệm là gì? Lợi ích của máy lắc phòng thí nghiệm?

Máy lắc phòng thí nghiệm là gì? Lợi ích của máy lắc phòng thí nghiệm?

Đối với những người làm việc lâu năm trong phòng thí nghiệm máy lắc tròn đã quá quen thuộc. Tùy thuộc, nghiên cứu sinh, thực tập sinh không phải ai cũng hiểu rõ về thiết bị này.
Vậy hiện nay có bao nhiêu loại máy lắc phòng thí nghiệm và công dụng của từng loại như thế nào? Hãy cùng H2TECH tìm hiểu thêm các loại máy lắc phòng thí nghiệm và cách sử dụng của chúng nhé.

Máy lắc là gì?

Máy lắc trong phòng thí nghiệm có 2 loại: máy lắc tròn và máy lắc ngang. Số vòng lắc trong 1 phút và thời gian lắc đều được cài đặt từ trước sao cho phù hợp với từng loại dung dịch khác nhau.
Máy lắc trong phòng thí nghiệm
MAY-LAC-TRONG-PHONG-THI-NGHIEM
Đặc điểm của máy lắc 
Máy lắc tròn có nhiều loại khác nhau. Có thể có dây thép lò xo hoặc không. Tuy nhiên quá trình lắc với tốc độ cao nếu như không có dây thép giữ có định, tỷ lệ rủi ro sẽ rất cao. Vì thế, cán bộ phòng thí nghiệm vẫn nên lựa chọn sản phẩm có dây thép lò xo giữ chắc.
Máy lắc tròn là thiết bị khá đặc biệt với quỹ đạo lắc theo đường tròn, có mâm lắc kích thước lớn để lắc được số lượng mẫu lớn. Người có thể điều chỉnh được tốc độ, thời gian thiết bị.
Máy lắc ngang cũng là một loại máy lắc phòng thí nghiệm tương tự với máy lắc tròn nhưng quỹ đạo chuyển động của nó theo chiều dọc hoặc chiều ngang. Máy lắc ngang phù hợp một số thí nghiệm không cần sự chiều trộn cố định.

Lợi ích của máy lắc là gì?

–    Cắt giảm tối đa nguồn nhân lực và công sức và thời gian trong khâu lắc ống nghiệm: Đặc biệt đối với những thí nghiệm có độ chính xác cao cần thực hiện lắc liên tục trong khoảng thời gian dài, thì việc sử dụng máy lắc sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí.
Máy lắc trong phòng thí nghiệm
MAY-LAC-TRONG-PHONG-THI-NGHIEM
–    Đảm bảo kết quả thí nghiệm có độ chính xác cao: Công đoạn lắc mẫu rất quan trọng việc lắc nhanh hay chậm hoặc tốc độ lắc không đều cũng ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm
–    Không cần ngồi giám sát chỉ cần cài đặt thông số thời gian,tốc độ lắc và có thể nhàn nhã thao tác các việc khác để máy vận hành tự động. Hệ thống điều khiển máy lắc còn cho phép tăng giảm tốc độ lắc nhanh chóng và cài đặt thời gian đủ dài đáp ứng quá trình thí nghiệm.
–    Máy có khả năng làm việc 24/7: Nếu trước kia sử dụng nguồn nhân lực, thời gian làm việc trung bình chỉ đạt 8h/ngày và có ngày nghỉ trong tuần. Nhưng nếu sử dụng máy lắc, hiệu suất làm việc tăng tối thiểu 3 lần do máy có khả năng hoạt động 24/7 và không có ngày nghỉ.
Hướng dẫn sử dụng máy lắc phòng thí nghiệm
Các bước vận hành máy lắc phòng thí nghiệm như sau:
–    Xếp các ống nghiệm, bình tam giác lên giá lắc. Lưu ý không đặt đế bình tiếp xúc trực tiếp với bàn lắc tránh vỡ ống nghiệm, bình tam giác trong quá trình lắc.
–    Kết nối với nguồn điện và bật công tắc nguồn
–    Thiết lập các thông số về thời gian, tốc độ bằng cách điều chỉnh núm vặn. Tốc độ phù khoảng 150-250 vòng/phút, nếu nuôi cấy vi sinh thì chọn 120-160 vòng/phút
–    Khi đã hoàn thành quá trình lắc, bạn cần tắc máy rồi mới lấy bình thí nghiệm ra.
H2TECH hi vọng qua bài viết này, bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về máy lắc phòng thí nghiệm, ứng dụng của nó cũng như cách sử dụng.
LIỆN HỆ TRỰC TIẾP VỚI CÔNG TY CP THIẾT BỊ KHOA HỌC H2TECH ĐỂ ĐƯỢC BÁO GIÁ, TƯ VẤN VÀ GIẢI ĐÁP CÁC THẮC MẮC CỦA KHÁCH HÀNG.
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

0934 075 459

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x