Khoang sấy: bộ phận này được thiết kế bằng thép không gỉ hoặc sắt không gỉ để đảm bảo độ bền của tủ cũng như hiệu quả khi sử dụng.
Vách ngoài: bộ phận này được làm bằng sắt không gỉ phủ sơn cách điện và sơn tĩnh điện.
Cửa quan sát: bộ phận này được làm bằng kính chịu nhiệt để dễ dàng quan sát bên trong.
Giá đỡ: bộ phận này cũng được làm bằng thép không gỉ, dễ dàng điều chỉnh lên xuống.
Bộ điều khiển: bộ điều kỹ thuật số với màn hình LED hiển thị giá trị cài đặt, giá trị hoạt động và điều chỉnh nhiệt độ,…
Tuy nhiên, trên đây chỉ là những bộ phân cơ bản của tủ sấy phòng thí nghiệm, tuỳ vào từng thiết kế mà tủ sấy sẽ có thêm những bộ phận khác nhau.
TỦ SẤY TIỆT TRÙNG VS-905L
Công dụng
Tủ sấy ở mỗi phòng thí nghiệm sẽ có các công dụng khác nhau như sau:
-Trong phòng thí nghiệm nuôi cấy vi sinh: tủ sấy được dùng để sấy khô, tiệt trùng que cấy, đĩa Petri,..để tránh bị nhiễm vi sinh vật lạ làm ảnh hưởng đến quá trình nuôi cấy.
-Trong các phòng thí nghiệm sản xuất dược phẩm, nông sản: tủ sấy được dùng để sấy khô nguyên vật liệu để nguyên vật liệu không bị ẩm mốc, đồng thời cũng đảm bảo nhiệt độ đồng đều cho các lô nguyên vật liệu, thực phẩm trong dây chuyền sản xuất.
-Trong phòng thí nghiệm nghiên cứu chuyên sâu: tủ sấy giúp sấy khô, diệt khuẩn toàn bộ dụng cụ thí nghiệm bằng thuỷ tinh một cách an toàn và hiệu quả ở mức nhiệt độ hợp li, không gây nứt, vỡ, hư hỏng,..
Cách sử dụng tủ sấy gồm có các bước cơ bản sau:
Bước 1: Mở của tủ và đặt mẫu cần sấy vào trong buồng tối, đóng của tủ lại.
Bước 2: Bật nguồn với bảng điều khiển.
Bước 3: Dùng bảng điều khiển để cài đặt nhiệt độ theo yêu cầu sử dụng.
Bước 4: Khi tủ vận hành, nhiệt độ bên trong sẽ đạt đến giá trị cần cài đặt, sau khi yêu cầu thời gian ủ thì quá trình làm việc sẽ hoàn thành.
Bước 5: Đợi đến khi nhiệt độ trong tủ bằng nhiệt độ môi trường xung quanh thì mở cửa tủ và lấy mẫu ra.