Phòng thí nghiệm vi sinh – Thiết bị phòng thí nghiệm vi sinh

THIẾT BỊ PHÒNG VI SINH

Phòng thí nghiệm vi sinh – Thiết bị phòng thí nghiệm vi sinh

THIẾT KẾ PHÒNG THÍ NGHIỆM
THIẾT KẾ PHÒNG THÍ NGHIỆM
Hiện nay, các nhà đầu tư thường chú trọng quan tâm đến phòng thí nghiệm vi sinh đặc biệt là trong các lĩnh vực như y tế, thực phẩm, dược phẩm,… Việc sử dụng các phòng thí nghiệm này trong nghiên cứu sẽ đảm bảo an toàn cho nhân viên và đạt hiệu quả công việc cao. Thông qua bài viết này, H2TECH sẽ giúp bạn tìm hiểu về phòng thí nghiệm vi sinh và cách thiết kế phòng thí nghiệm vi sinh.

1. Phòng thí nghiệm vi sinh là gì?

Phòng thí nghiêm vi sinh là phòng thí nghiệm đặc thù dành cho việc nuôi cấy, kiểm tra và xác định các đặc tính của ci sinh vật bao gồm vi khuẩn, vi nấm, virus,… Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng và kiểm soát các mối nguy về môi trường nên các phòng thí nghiệm này thường được nghiên cứu và thiết kế vị trí phù hợp đúng tiêu chuẩn.
THIẾT KẾ PHÒNG VI SINH
THIẾT KẾ PHÒNG VI SINH

Một số thiết bị của phòng thí nghiệm vi sinh ?

Để có thể thực hiện các công việc một cách hiệu quả cần trang bị các thiết bị thí nghiệm đầy đủ. Đối với phòng thí nghiệm vi sinh các thiết bị cần có để có thể đảm bảo hoạt động có thể kể như:
THIẾT BỊ PHÒNG VI SINH
THIẾT BỊ PHÒNG VI SINH

1.1 Tủ cấy vi sinh

Tủ  cấy vi sinh là tên gọi của một hệ thống dùng để chống nhiễm bẩn cho các mẫu sinh vật, vật liệu nhạy cảm với các hạt bụi… Không khí được hút vào và đưa vào phòng mổ thông qua bộ lọc Hepa gắn trên nóc hoặc sau tủ. Tủ được sử dụng để bảo vệ các mẫu và quy trình thử nghiệm bằng cách tạo ra và duy trì một môi trường làm việc sạch sẽ, không bị ô nhiễm. Tủ cấy vi sinh là một thiết bị kỹ thuật được sử dụng bởi các nhà nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.
TỦ CẤY VI SINH
TỦ CẤY VI SINH
Tủ cấy vi sinh là 1 chỗ làm việc loại trừ được bụi, được trang bị luồng khí thổi, thổi theo chiều ngang hoặc chiều dọc. Về mặt vi sinh vật, tủ an toàn được dùng để giữ lại các vi sinh vật trên các tấm lọc.
Theo qui ước, số lượng tối đa các hạt với kích thước lớn hơn 0,5 mm có trong một mét khối là thể hiện cấp loại hút bụi của tủ an toàn. Đối với loại tủ dùng trong vi sinh thực phẩm, số lượng hạt không được vượt quá 4000 trong một mét khối.
Có hai loại tủ:
a) Tủ không khí sạch dùng để bảo vệ sản phẩm khỏi sự nhiễm bẩn từ bên ngoài, và để giảm sự thiếu tạp nhiễm do kỹ thuật viên gây ra.
b) Tủ an toàn, dùng để bảo vệ sản phẩm khỏi sự nhiễm bẩn từ bên ngoài, cũng như bảo vệ kỹ thuật viên và bảo vệ môi trường.
Tủ an toàn phải được sử dụng cho mọi công việc có liên quan với vi sinh vật gây bệnh.
Tính hiệu quả của tủ an toàn phải được 1 nhân viên có chuyên môn kiểm tra khi tiếp cận và kiểm tra thường xuyên sau đó (nên kiểm tra hàng năm). Nếu tủ có lưới lọc sơ bộ thì cần thường xuyên thay lưới lọc này.
Tủ phải được làm vệ sinh và sát trùng sau khi sử dụng. Cần tiến hành kiểm tra thường xuyên về độ nhiễm vi sinh bằng 1 xét nghiệm bề mặt làm việc và thành tủ.
Việc kiểm tra thường xuyên tỷ lệ vi sinh vật có mặt được tiến hành với trang bị thông thường. Thí dụ, trong mỗi tủ đặt vài đĩa Petri mở nắp đã chứa 1 môi trường nuôi cấy thạch không chọn lọc (thí dụ PCA) trong 30 phút. Cũng có thể dùng các phương pháp khác.

1.2 Cân phân tích

Cân phân tích là một trong thiết bị được sử dụng phổ biến trong phòng thí nghiệm, phòng nghiên cứu và các ngành công nghiệp. Sản phẩm được sử dụng đo đạc trọng lượng của vật cần đo một cách chính xác nhất. 

CÂN XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM
CÂN XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM
Phòng thí nghiệm vi sinh vật thực phẩm phải được trang bị các cân với phạm vi cân và độ chính xác cần thiết để cân các loại sản phẩm khác nhau. Nhìn chung, cần có hai độ chính xác là: ± 0,01g và ± 0,0001g.
Những cân này chủ yếu dùng để cân phần mẫu thử cần phân tích và các thành phần của môi trường nuôi cấy và thuốc thử. Chúng cũng có thể được dùng để đo các thể tích dung dịch pha loãng bằng cách cân.
Hiện nay cân điện tử được sử dụng phổ biến trong phòng thí nghiệm cơ bản ở trường học, được sử dụng phổ biến ở các ngành dược phẩm, chế biến thực phẩm ứng dụng hầu hết các thao tác đo lường
Cân phải được đặt trên giá nằm ngang vững chắc và chống rung.
Cần kiểm tra thường xuyên bằng cách hiệu chuẩn theo các chuẩn công tác (tốt nhất là mỗi ngày làm việc một lần). Tối thiểu mỗi năm một lần, nhân viên có chuyên môn kiểm tra toàn bộ giải làm việc của cân.
Làm sạch đĩa cân sau mỗi lần dùng, nếu cần, và tối thiểu mỗi ngày một lần. Các kết cấu cơ khí phải được làm sạch và được nhân viên có chuyên môn kiểm tra tối thiểu mỗi năm một lần.

1.3 Thiết bị đồng hóa mẫu

Thiết bị này được sử dụng để thực hiện với mục đích xử lý nguyên liệu nhằm hỗ trợ cho các quá trình sản xuất tiếp theo được thực hiện tốt hơn. Đồng hóa sẽ làm tăng độ bền của các loại thực phẩm dạng nhũ tương và huyền phù. Chính vì vậy, thời gian bảo quản sản phẩm sẽ được tăng.
MÁY ĐỒNG HÓA MẪU
MÁY ĐỒNG HÓA MẪU
Đồng hóa giúp phân bố đều các hạt thuộc pha phân tán trong pha liên tục của nhũ tương và huyền phù. Vì thế, độ đồng nhất của sản phẩm sẽ gia tăng, đồng thời giúp cải thiện một số chỉ tiêu cảm quan như trạng thái, vị,…
Có thể dùng các thiết bị sau:
Thiết bị đồng hóa kiểu nhu động với các túi chất dẻo vô trùng, có thể kèm độ điều chỉnh tốc độ và thời gian; 
– Thiết bị đồng hóa kiểu quay, có tốc độ quay từ 8000 vòng/phút đến 45000 vòng/phút, kèm theo bình chứa co nắp bằng kim loại hoặc thủy tinh và có thể khử trùng được.
Trong một vài trường hợp đặc biệt, việc đồng hóa có thể được tiến hành với các viên bi thủy tinh khử trùng được và có đường kính thích hợp (khoảng 6 mm; xem các tiêu chuẩn riêng).
pH mét dùng để đo hiệu thế ở nhiệt độ xác định giữa điện cực đo và điện cực so sánh, cả hai điện cực đều được đưa vào sản phẩm. pH mét này có thể đo chính xác đến ± 0,1 đơn vị pH và có những ngưỡng đo tối thiểu là 0,01 pH. pH mét phải gắn với bộ cân bằng nhiệt bằng tay hoặc tự động.
MÁY ĐO pH
MÁY ĐO pH
Chú thích – Điện cực đo và điện cực so sánh thường được gắn với nhau thành hệ thống điện cực hợp.
pH mét được dùng để đo pH của mỗi mẻ môi trường nuôi cấy và thuốc thử (7.2) để kiểm tra xem có cần điều chỉnh không. Nó cũng có thể được sử dụng để đo và / hoặc điều chỉnh pH của mẫu thử hoặc pH của huyền phù ban đầu. Việc sử dụng pH mét sẽ được thảo luận trong tiêu chuẩn cụ thể của sản phẩm cần phân tích, trong đó các điều kiện để xác định pH, để điều chỉnh pH cũng như phương pháp làm sạch và khử nhiễm các điện cực sẽ được qui định cụ thể.
Nồi hấp tiệt trùng hay Autoclave là thiết bị được sử dụng phổ biến trong phòng thí nghiệm vi sinh. Hiện nay, sản phẩm chuyên dùng trong các công đoạn khử trùng, tiệt trùng dụng cụ tại bệnh viện, các phòng nghiên cứu vi sinh, thẩm mỹ, dược phẩm,…Thiết bị sử dụng hơi nước dưới áp suất cao nhằm tiêu diệt vi sinh vật vì nếu như những vi sinh vật này nhiễm vào cơ thể con người sẽ gây ra một số bệnh.
NỒI HẤP TIỆT TRÙNG
NỒI HẤP TIỆT TRÙNG

Một số công dụng của nồi hấp tiệt trùng như là:

– Trong lĩnh vực y tế, nồi hấp được sử dụng để tiệt trùng các loại dụng cụ: Dao kéo, banh, kẹp, ống nội soi… trong phẫu thuật. Tiệt trùng các loại đồ vải: Quần áo phẫu thuật, quần áo bệnh nhân… Vô hiệu hóa các chất tiềm ẩn nguy hiểm (vi khuẩn, virus, mầm bệnh,…) trước khi thải ra ngoài môi trường.
– Trong công nghiệp, nồi hấp loại này được sử dụng để xử lý composit khi lưu hóa cao su, tiệt trùng các sản phẩm yêu cầu cầu độ tiệt trùng như: Các loại ống hút từ tre, cỏ,các loại chai lọ thuỷ tinh…
– Trong ngành công nghệ sinh học – Nuôi cấy mô: Nồi hấp được sử dụng để hấp môi trường nuôi cấy. Hấp dụng cụ nuôi cấy: Chai lọ, đĩa peptri, que cấy…. Hấp các mẫu thải bỏ có nguy cơ phát tán các vi sinh vật gây hại ra môi trường.
Tủ ấm phòng thí nghiệm (Incubator) là thiết bị được sử dụng để phát triển và duy trì nuôi cấy vi sinh hoặc tế bào. Nhờ có khả năng lưu thông khí quyển bên trong nêm tủ sấy có khả năng duy trì nhiệt độ, độ ẩm và hàm lượng khí tối ưu.
TỦ ẤM PHÒNG THÍ NGHIỆM
TỦ ẤM PHÒNG THÍ NGHIỆM
Các tủ ấm cần được trang bị các hệ thống điều chỉnh để giữ được nhiệt độ đều và độ ổn định trong khi sử dụng.
Nếu nhiệt độ môi trường gần bằng hoặc cao hơn nhiệt độ của tủ ấm, thì cần phải bố trí một hệ thống làm mát.
Bảo vệ các thành của tủ ấm tránh ánh sáng mặt trời chiếu thẳng.
Nếu có thể, khi sử dụng bất kỳ loại tủ ấm nào (đối lưu không khí bắt buộc hoặc không), các tủ ấm không nên để đầy quá bởi vì môi trường nuôi cấy sẽ cần nhiều thời gian hơn để cân bằng nhiệt độ.
Khi xếp mẫu vào tủ ấm phải chú ý tới sự lưu thông không khí; trong mọi tình huống các đĩa Petri hoặc các ống nghiệm để cách các thành trong tủ ấm trong vòng 25 mm. Không chống cao quá sáu đĩa Petri và các đĩa phải cách nhau ít nhất 25 mm.
Tủ sấy khử trùng là một buồng duy trì được nhiệt độ từ 170oC đến 180oC để giết các vi sinh vật bằng nhiệt khô.
Chỉ khử trùng thiết bị bằng kim loại hoặc bằng thủy tinh trong tủ sấy khử trùng. Thời gian khử trùng ít nhất là 1h, kể từ khi đạt được nhiệt độ cần thiết.
TỦ SẤY PHÒNG THÍ NGHIỆM
TỦ SẤY PHÒNG THÍ NGHIỆM
Lò nung là máy dùng sóng cực ngắn để làm nóng sản phẩm. Hiện tại, chỉ có một khả năng sử dụng: làm tan chảy môi trường thạch nuôi cấy.
LÒ NUNG PHÒNG THÍ NGHIỆM
LÒ NUNG PHÒNG THÍ NGHIỆM
Thiết bị được sử dụng để hoạt động ở chế độ áp suất khí quyển. Nó có thể đun nóng các môi trường nuôi cấy bằng 1 chu trình phát sóng cực ngắn kiểm soát được. Việc phân bố sóng cực ngắn phải đồng đều trong sản phẩm để tránh có những vùng bị quá nhiệt. Để phân bố nhiệt được tốt hơn nên sử dụng thiết bị có gắn bệ xoay.
Kính hiển vi quang học gồm có các vật kính với độ khuếch đại khác nhau. Dùng vật kính có độ khuếch đại cao nhúng chìm trong dầu cho phép quan sát hình thái của vi sinh ở dạng huyền phù trong nước hoặc sau khi nhuộm màu. Tốt hơn là kính hiển vi nên có 1 vật tương phản pha và bộ phận tụ quang chia tầng để tạo thuận lợi cho việc kiểm tra các vi sinh vật còn sống.
KÍNH HIỂN VI
KÍNH HIỂN VI
Sau khi sử dụng vật kính soi dầu, rửa sạch thấu kính sao cho không làm ảnh hưởng đến chất lượng quang học, để loại bỏ hết dầu còn dính.
Bể điều nhiệt là bể cho phép duy trì 1 nhiệt độ xác định. Khi không có qui định khác, độ chính xác cần đạt đến ± 0,5oC. Nhiệt độ làm việc sẽ được qui định trong từng phương pháp sử dụng.
BỂ ỔN NHIỆT KHÔ
BỂ ỔN NHIỆT KHÔ

2. Các dụng cụ thí nghiệm phụ

Đối với thí nghiệm với các loại vi sinh vật có đặc thù riêng nên cần có thêm các dụng cụ hỗ trợ để test sinh hóa, các dụng cụ thí nghiệm bổ sung hoặc các loại màng lọc vi sinh.

3. Nơi cung cấp thiết bị và thiết kế phòng vi sinh

H2TECH là công ty chuyên về thiết bị và nội thất phòng thí nghiệm đã từng hợp tác với nhiều đơn vị lớn tại Việt Nam sẽ đem lại cho mọi người chất lượng và sự phục vụ tốt nhất.
LIỆN HỆ TRỰC TIẾP VỚI CÔNG TY CP THIẾT BỊ KHOA HỌC H2TECH ĐỂ ĐƯỢC BÁO GIÁ, TƯ VẤN VÀ GIẢI ĐÁP CÁC THẮC MẮC CỦA KHÁCH HÀNG.
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

0934 075 459

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x