Phòng thí nghiệm sinh học phân tử – Thiết kế phòng thí nghiệm sinh học phân tử

Nói về phòng thí nghiệm sinh học phân tử có rất nhiều câu hỏi đặt ra mà ai trong chúng ta cũng đều băn khoăn. Để giúp các bạn giải quyết các thắc mắc này hôm nay Công ty CP Thiết bị Khoa học H2TECH – với tư cách là một nhà cung cấp dụng cụ, thiết bị phòng lab thí nghiệm và chuyên thiết kế lắp đặt phòng lab hàng đầu tại khu vực phía Nam – sẽ cùng bạn giãi mã những thắc mắc này. Hãy cùng H2TECH khám phá về điều này nhé!

Sinh học phân tử là gì?
Sinh học phân tử là nghiên cứu cơ sở phân tử của quá trình sao chép, phiên mã, dịch mã và chức năng của tế bào. Niềm tin trung tâm của sinh học phân tử, nơi vật liệu di truyền được chuyển mã thành RNA và sau đó chuyển thành protein, mặc dù được đơn giản hoá, vẫn là điểm khởi đầu tốt cho việc hiểu lĩnh vực này.

Phòng thí nghiệm sinh học phân tử là phòng thí nghiệm được xây dựng để phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, nghiên cứu và phát triển sản phẩm của một số công ty sản thuốc, thực phẩm,…Ngoài ra, phòng thí nghiệm sinh học phân tủ còn được xây dựng cho một số trung tâm xét nghiệm mẫu bệnh trên nhiều đối tượng bệnh như bệnh trên người, thú y,…Muốn thiết kế được một phòng thí nghiệm sinh học phân tử đạt chuẩn chúng ta cần hiểu rõ nguyên lý, bản chất, đặc điểm của đối tượng thí nghiệm từ đó ứng dụng thực tế sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, giúp tiết kiệm chi phí cho mỗi đơn vị.

Phòng thí nghiệm sinh học phân tử gồm những phòng nào?
Thông thường phòng thí nghiệm sinh học phân tử người ta thường chia ra làm các phòng cơ bản như trên dưới, các phòng này sẽ được thiết kế sắp xếp theo thứ tự phù hợp để thuận tiện di chuyển mẫu thí nghiệm qua từng phòng, tránh nhiễm chéo, chéo ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm.
Phòng thí nghiệm sinh học phân tử hiện nay cần có một số tiêu chuẩn về diện tích, số lượng phòng đáp ứng đủ tiêu chuẩn cần có của một phòng đạt chuẩn.

Diện tích của một phòng thí nghiệm sinh học phân tử tùy thuộc vào từng quy mô của đơn vị. Tuy nhiên, cũng cần phải đạt yêu cầu về không gian, môi trường làm việc (không gây ảnh hưởng đến kết quả của quá trình xét nghiệm).
Ngoài ra, người làm thí nghiệm, kỹ thuật viên phải được đào tạo về chuyên môn, hướng dẫn sử dụng từng máy móc thiết bị để tránh xảy ra rủi ro trong quá trình làm thí nghiệm.
Khu vực thử nghiệm

Các khu vực cần có cho hoạt động đặc thù của phòng thí nghiệm vi sinh vật như sau:
– Nơi nhận, nơi bảo quản, nơi chuẩn bị và xử lý mẫu;

– Chuẩn bị và khử trùng môi trường nuôi cấy và dụng cụ;
– Tiến hành phân tích: cân, pha loãng, cấy, cấy truyền, nuôi ấm, bảo quản các chủng v.v…
– Khử nhiễm và làm sạch thiết bị, và xử lý các chất thải sau phân tích.
Khu vực phụ trợ
Các khu vực thuộc phạm trù này bao gồm:
– Lối vào, hành lang, cầu thang, thang máy chở hàng hoặc thang máy;
– Khu vực hành chính (thí dụ như: phòng thư ký, văn phòng, phòng tài liệu ..);
– Phòng thay áo và nhà vệ sinh;

– Phòng văn thư lưu trữ;

– Nhà kho.
Vị trí cơ sở thử nghiệm

Môi trường trong đó tiến hành phân tích vi sinh vật phải không ảnh hưởng đến độ tin cậy của phép phân tích.
Phải chú ý tới vị trí của cơ sở thử nghiệm sao cho tránh nguy cơ tạp nhiễm chéo. Để đạt được điều đó có thể áp dụng nguyên tắc “đường một chiều”.
Phải chú ý đảm bảo việc bảo vệ khỏi các điều kiện vượt quá sự cho phép như nhiệt độ, bụi, độ ẩm, hơi nước, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng mặt trời chiếu thẳng…

Mặt bằng khu vực phải đủ rộng để giữ được vệ sinh và ngăn nắp. Đối với tất cả các cơ sở thử nghiệm, nên có khoảng 20 m2 diện tích làm việc cho mỗi phân tích viên.
Xem thêm:
- MÁY THỬ ĐỘ TAN RÃ THUỐC – NGUYÊN LÝ – ỨNG DỤNG – PHÂN LOẠI.
- THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM CÓ NHỮNG LOẠI NÀO? ỨNG DỤNG NHƯ THẾ NÀO?
- Máy PCR Tiêu Chuẩn Là Gì? – Thermal Cycler (Máy luân nhiệt)
- Nhiệt kế hồng ngoại – nhiệt kế điện tử – nguyên lý hoạt động
- Các Phương Pháp Chuẩn Độ: Chuẩn Độ Thủ Công – Chuẩn Độ Điện Thế – Chuẩn Độ Nhiệt