Với công nghệ ngày càng phát triển, nhiều phòng thí nghiệm trang bị các thiết bị ly tâm hiện đại. Do đó, máy ly tâm không còn là một thiết bị xa lạ với các nhân viên phòng thí nghiệm nữa. Biết đến máy ly tâm nhưng cách vận hành của nó như thế nào? Cần lưu ý gì trong quá trình ly tâm không? Bài viết này Công ty H2TECH sẽ giải đáp những thắc mắc này cho bạn đọc.

Máy ly tâm dùng để làm gì trong phòng thí nghiệm
Nhiều viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm trang bị máy ly tâm để tiến hành các thử nghiệm tách các hợp chất khác nhau. Nguyên tắc hoạt động của máy ly tâm dựa vào sự khác nhau trong tỉ trọng của các thành phần hỗn hợp. Với tốc độ quay rất lớn của rotor, các thành phần trong hỗn hợp sẽ bị phân tách với nhau. Máy ly tâm ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực nước giải khát, xét nghiệm máu, tách mẫu sinh khối…

Các bước vận hành máy ly tâm phòng thí nghiệm
– Kiểm tra ống ly tâm kỹ càng
Cần loại bỏ các ống ly tâm có dấu hiệu nứt vỡ vì trong quá trình ly tâm, lực ly tâm rất lớn có thể làm vỡ ống và phát tán mẫu ra ngoài có thể ảnh hưởng đến mẫu khác hoặc đến người làm xét nghiệm.
– Các bước sử dụng máy ly tâm
+ Bước 1: Cho mẫu vào ống ly tâm, không nên cho quá đầy cỡ khoảng 2/3 ống và vặn nắp chặt đặt vào rotor. Lưu ý đặt các ống ly tâm đối xứng nhau và cân bằng về mặt trọng lượng.
+ Bước 2: Đóng nắp máy lại nghe tiếng tách chứng tỏ máy đã được đóng chắc chắn và chính xác
+ Bước 3: Thiết lập thông số máy, hai thông số quan trọng nhất là tốc độ và thời gian.
+ Bước 4: Ấn công tắc cho máy chạy và điều chỉnh tốc độ rotor tăng dần cho đến khi đạt được giá trị mong muốn và theo dõi máy trong suốt quá trình hoạt động.

Đặc điểm của máy ly tâm chất lượng cao
Mỗi thương hiệu – hãng sản xuất đều sẽ tạo ra những thiết bị ly tâm với một số tính năng vượt trội. Tuy nhiên, tất cả các sản phẩm máy ly tâm bán vào thị trường đều đảm bảo đáp ứng được những tiêu chuẩn cơ bản như:
+ Có thể điều khiển được thời gian làm việc của máy theo yêu cầu của thí nghiệm
+ Động cơ phải có tốc độ cao và tốc độ có thể điều chỉnh tùy thuộc vào yêu cầu của thí nghiệm
+ Máy ly tâm hoạt động êm ái, không bị rung lắc và đặc biệt hãm được động cơ tức thời trong trường hợp khẩn cấp
+ Phải có bộ phận đo lường hoặc mạch hiển thị trạng thái làm việc của thiết bị để dễ dàng theo dõi hơn.
Hiện nay, công ty H2TECH có phân phối đến các phòng thí nghiệm, trường đại học, viện nghiên cứu dòng máy ly tâm của Hermle nhập khẩu từ Đức như
Máy ly tâm lạnh Hermle Z 216 M

Tính năng
– Thiết bị phù hợp với tiêu chuẩn IVD
– Bộ điều khiển bằng vi xử lý với màn hình LCD lớn
– Khóa nắp bằng động cơ
– Tự phát hiện chế độ không cân bằng và tự động ngắt
– Thời gian tăng tốc và giảm tốc nhanh
– Độ ồn : < 60 dBA tại lực ly tâm 21379xg
– Sản xuất theo quy định an toàn quốc tế ICE 61010
– Chọn lựa tốc độ theo vòng/phút hoặc theo lực g-force, bước cài đặt 10
– Chỉ thị giá trị cài đặt và giá trị thực
– Phím ly tâm nhanh “Quick” dùng cho thời gian ngắn
– 10 cấp độ tăng tốc và giảm tốc
Thông số kỹ thuật:
- Máy ly tâm Z 216 M có khả năng ly tâm tới 44 x 1,5 ml
- Chức năng làm lạnh: -20° to +40°C
- Tốc độ ly tâm: 15000 vòng/phút
- Lực ly tâm: 21380xg
- Dung tích tối đa: 44 x 1,5 ml
- Thang điều chỉnh tốc độ: 200 – 15 000 min-1
- Cài đặt thời gian: 59 min 50 s / 10 s Steps, 99 h 59 min / 1 min Schritte
- Kích thước (WxHxD): 28 cm x 29 cm x 55 cm
- Trọng lượng: 17 kg
Máy ly tâm hãng này dùng ổn định, bền bỉ nhưng giá khá cao
Mình đã sử dụng máy ly tâm này trước đây, hoạt động rất tốt, dễ thao tác và mẫu mã đẹp mắt
Cảm ơn bạn đã phản hồi. Mình cần báo giá liên hệ cho công ty ạ