Máy lắc phòng thí nghiệm – hướng dẫn sử dụng máy lắc

Mây-lac-on-nhiet-H2010E

Một phòng thí nghiệm cơ bản không thể thiếu được thiết bị đó là máy lắc phòng thí nghiệm. Máy lắc là thiết bị được ứng dụng trong phòng thí nghiệm hóa học, sinh học để trộn đều mẫu dung dịch hay hòa tan, đồng nhất các mẫu với nhau. Máy lắc phòng thí nghiệm hỗ trợ tạo điều kiện tối ưu nhất để thử nghiệm thự hiện chính xác nhất.

Vậy hiện nay có bao nhiêu loại máy lắc phòng thí nghiệm và công dụng của từng loại như thế nào? Hãy cùng H2TECH tìm hiểu thêm các loại máy lắc phòng thí nghiệm và cách sử dụng của chúng nhé.

Các loại máy lắc phòng thí nghiệm

Hiện nay có một số dòng máy lắc phổ biến được sử dụng nhiều trong phòng thí nghiệm như: máy lắc vortex, máy lắc ngang, máy lắc tròn, máy lắc ổn nhiệt.

Máy lắc vortex là dòng máy nhỏ gọn, dùng để pha trộn các mẫu lượng nhỏ. Thông thường máy lắc vortex có đế cao su đảm bảo ổn định trong quá trình lắc liên tục. Máy có thiết kế gọn nhẹ phù hợp với trộn mẫu trong ống nghiệm, ống phân tích máu, ống eppendoft. Máy Vortex BV1000-E hãng Benchmark – Mỹ

May-lac-Vortex-BV1000-E
Máy Vortex BV1000-E

– Động cơ mạnh mẽ

– Hệ thống cân bằng động đảm bảo hoạt động tối đa, máy chạy êm, giảm tiếng ồn và rung động.

 – Chân đế hút dính không dịch chuyển “no-walk”, có tính tương thích với tủ ấm/ phòng lạnh và điều khiển điện tử, chống đổ tràn ra ngoài.

– Tốc độ quay: 200 – 3,200 rpm

– Chế độ hoạt động: chạm hoặc liên tục

– Quỹ đạo: 3mm

– Phạm vi nhiệt độ hoạt động: 4ºC ~ 45ºC

– Kích thước: 130 x 160 x 170 mm

– Khối lượng: 3.8 kg

Máy lắc tròn là thiết bị khá đặc biệt với quỹ đạo lắc theo đường tròn, có mâm lắc kích thước lớn để lắc được số lượng mẫu lớn. Với các thí nghiệm cần lượng mẫu lớn phải dùng đến bình tam giác hay chai lọ thì sử dụng máy lắc tròn là thích hợp. Người có thể điều chỉnh được tốc độ, thời gian thiết bị. Máy lắc phòng thí nghiệm tròn Scilogex  SCI-O330-Pro

May-lac-tron-SCilogex-SCI-O330-Pro
Máy lắc tròn

– Phạm vi tốc độ  : 100 – 500 rpm

– Biên độ lắc : 10 mm

– Trọng tải tối đa : 7.5 kg

– Động cơ DC không chổi than hoạt động lâu bền

– Màn hình LCD đôi hiển thị thời gian và tốc độ độc lập

– Cài đặt thời gian lắc  : 1 phút -> 19 giờ 59 phút

– Giao diện RS232 kết nối máy vi tính

– Môi trường : 5 – 40°C, 80% RH

– Kích thước (W x D x H) : 370 x 420 x 100 mm

Máy lắc ngang cũng là một loại máy lắc phòng thí nghiệm tương tự với máy lắc tròn nhưng quỹ đạo chuyển động của nó theo chiều dọc hoặc chiều ngang. Máy lắc ngang phù hợp một số thí nghiệm không cần sự chiều trộn cố định. Hiện nay tại công ty H2TECH có máy lắc ngang Scilogex SCI-L330-Pro

May-lac-ngang-SCI-L330-Pro-scilogex
Máy lắc ngang SCI-L330-Pro Scilogex

– Phạm vi tốc độ  : 100 – 350 rpm

– Biên độ lắc : 10 mm

– Trọng tải tối đa : 7.5 kg

– Động cơ DC không chổi than hoạt động lâu bền

– Màn hình LCD đôi hiển thị thời gian và tốc độ độc lập

– Cài đặt thời gian lắc  : 1 phút -> 19 giờ 59 phút

– Giao diện RS232 kết nối máy vi tính

– Môi trường : 5 – 40°C, 80% RH

– Kích thước (W x D x H) : 370 x 420 x 100 mm

Máy lắc ổn nhiệt là thiết bị bao gồm hệ thống lắc và hệ thống ủ nhiệt đi kèm. Thiết bị máy lắc này phù hợp để vừa lắc mẫu vừa lên men hoặc để các phản ứng sinh hóa, nuôi cấy tế bào nghiên cứu. Máy lắc ổn nhiệt H2010-E hãng: Benchmark Scientific – Mỹ

Mây-lac-on-nhiet-H2010E
Máy lắc ổn nhiệt H2010-E

– Tốc độ lắc: 30 đến 300 rpm

– Qũy đạo: 19mm

– Dải nhiệt độ: RT + 5 ºC ~ 60 ºC

– Mức tăng nhiệt độ:  0.1 ºC

– Độ đồng nhất nhiệt độ: ± 1.25 ºC

– Độ chính xác nhiệt độ: ± 0.1ºC

– Mức tắc tốc độ: 1rpm

– Kích thước mặt lắc: 450 x 450 mm

– Kích thước ngoài: 510 x 650 x 470 mm

– Hẹn giờ: 1 phút đến 48 giờ hoặc liên tục

– Chiều cao nắp mở: 965 mm

Hướng dẫn sử dụng máy lắc phòng thí nghiệm

Các bước vận hành máy lắc phòng thí nghiệm như sau:

– Xếp các ống nghiệm, bình tam giác lên giá lắc. Lưu ý không đặt đế bình tiếp xúc trực tiếp với bàn lắc tránh vỡ ống nghiệm, bình tam giác trong quá trình lắc.

– Kết nối với nguồn điện và bật công tắc nguồn

– Thiết lập các thông số về thời gian, tốc độ bằng cách điều chỉnh núm vặn. Tốc độ phù khoảng 150-250 vòng/phút, nếu nuôi cấy vi sinh thì chọn 120-160 vòng/phút

– Khi đã hoàn thành quá trình lắc, bạn cần tắc máy rồi mới lấy bình thí nghiệm ra.

H2TECH hi vọng qua bài viết này, bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về máy lắc phòng thí nghiệm, ứng dụng của nó cũng như cách sử dụng. Liên hệ cho H2TECH nếu bạn có nhu cầu mua thiết bị phòng thí nghiệm.

Liên hệ: 0936 474 808 (Ms My) email: sale3@h2tech.com.vn

5 1 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

0934 075 459

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x