Chi tiết hướng dẫn sử dụng lò nung

Khi lắp đặt

 Lò nung phải đảm bảo hoạt động hiệu quả và tránh gây ra những sự cố cháy nổi, khi lắp đặt nên chú ý những điều sau:
+ Không đặt bất cứ vật gì lên trên lò nung: dụng cụ sửa chữa,  chất lỏng, kim loại
+ Đặt lò trong phòng khô ráo, tránh bụi bẩn, ẩm mốc
+ Vị trí  đặt cần bằng phẳng,  được làm bằng vật liệu không dễ cháy (thép, đá, bê tông…)
+ Để đảm bảo khả năng thoát nhiệt của lò nung, khoảng cách an toàn tối thiểu từ mặt bên lò  đến tường là 0.5 m, và khoảng  cách trên đỉnh lò đến trần nhà ít nhất là 1m. 

Cách vận hành lò nung lần đầu

Lưu ý: Quá trình thực hiện vận hành lần đầu diễn ra như sau
Bước 1: Gia nhiệt rỗng trong khoảng 6 tiếng để nhiệt độ bên trong lò đạt đến mức thực tế lớn nhất mà nhà sản xuất cho phép. Về nhiệt độ tối đa thực tiễn cần phải trao đổi kỹ với nhà sản xuất trước khi vận hành lần đầu.
Bước 2: Giữ nguyên nhiệt độ tối đa trong khoảng 1 tiếng , sau đó tắt lò.
Bước 3: Trong quá trình lò nguội khi ngắt điện, người dùng không được tự ý mở lò ra trong khi lò đang nóng.

Khi vận hành cần chú ý

+ Lần đầu tiên sử dụng cần đảm bảo không có bất kỳ vật gì được đặt trong lò
+ Lò nung cần được nung nóng để làm khô các bộ phận và tạo ra lớp bảo vệ trên bộ phận gia nhiệt
+ Trong quá trình gia nhiệt, lò có thể tạo ra mùi khó chịu, bởi vì giải phóng ra một số tác nhân liên kết từ vật liệu cách nhiệt 
+ Do đó, vị trí đặt lò cần đảm bảo thông thoáng (gió) trong suốt quá trình gia nhiệt lần đầu 

Khi đưa mẫu vài vận hành cần lưu ý:

– Kiểm tra xem mẫu cần gia nhiệt có gây tổn hại cho lớp cách nhiệt và bộ phận gia nhiệt trong quá trình thực hiện hay không.
– Để mẫu ở vị trí trung tâm của buồng nung và tuyệt đối không cho nó chạm vào bộ phận gia nhiệt.
– Cửa lò cần phải được đóng thật chặt trước khi vận hành.
– Không sử dụng sai tải trọng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
– Không nên mở cửa lò khi nhiệt độ bên trong còn nóng. Nếu trường hợp cần phải mở cửa lò thì nên cố gắng giảm nhiệt độ trong lò ở mức thấp nhất có thể.
– Khi lấy mẫu khỏi lò ở nhiệt độ cao, cần phải đeo găng tay chịu nhiệt chuyên dụng.
– Trong quá trình nung có thể xuất hiện một vài vết nứt tấm cách nhiệt, đây  là hiện tượng hoàn toàn bình thường và không hề ảnh hưởng tới chất lượng và chức năng của lò trong quá trình vận hành tiếp theo.

 Xử lý khí thải trong quá trình nung mẫu  

– Người sử dụng nên có hệ thống thoát khí cho lò nung để giảm khói , khí sinh ra khi thí nghiệm
 – Hệ thống thu khí thải không nên được nối trực tiếp với ống thoát hơi của lò. Khoảng cách hợp lý là 50 cm từ đỉnh ống thoát hơi.
– Đối với các lò nung không có ống thoát hơi, mà có các khe trên bề mặt, có thể sử dụng chụp hút  để đạt hiệu suất thu khí thải cao.
– Kích thước và thiết kế của hệ thống thoát khí thải cần được khảo sát, thiết kế bởi chuyên gia , và tuân thủ luật lệ, điều kiện an toàn của nhà sản xuất
HỆ THỐNG XỬ LÝ KHÍ THẢI

Vệ sinh lò nung

Tắt hết các công tắc điện, rút dây nguồn.
Chờ cho khoang nung cũng như các bộ phận khác nguội hoàn toàn mới tiến hành vệ sinh
Khi vệ sinh cần đảm bảo trong khoang nung không còn vật mẫu, hay dụng cụ nào
Cần sử dụng máy hút bụi để làm sạch khoang nung.
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

0934 075 459

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x